Giới thiệu về tiềm năng    Thành tựu kinh tế - xã hội    Giới thiệu chung    ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG    Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, nêu cao trách nhiệm gương mẫu của cán bộ, đảng viên nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp   
[Đăng ngày: 16/04/2021]

2.1. Điều kiện tư nhiên:

2.1.1. Vị trí khu đất:

Xã Vạn Lương nằm phía Nam thị trấn vạn Giã huyện Vạn Ninh, tiếp giáp trung  tâm thị trấn, nằm dọc hai bên trục đường  QL1A và đường sắt Bắc Nam, xã có vị trí rất  thuận lợi về mặt giao thông với thị trấn và các xã xung quanh.

Khu trung tâm xã hiện nay cơ bản đang  dần  hình thành rỏ nét về không gian, phát triển trung tâm xã  được lựa chọn vị trí dựa trên cơ sở điểm dân cư đang  phát triển thuộc thôn Tân Đức Đông, Tân Đức Tây, Quảng Phước và thôn Hiền Lương, trung tâm xã nằm  dọc theo trục đường QL1A và trục đường liên xã nối xã Vạn Lương và Xuân Sơn. Diện tích tự nhiên toàn xã là 6.136,96ha. Xã có vị trí địa lý như sau:

- Phía Bắc giáp xã Vạn Phú và thị trấn Vạn Giả.

- Phía Nam giáp xã Vạn Hưng.

- Phía Đông giáp Biển.

- Phía Tây giáp xã Xuân Sơn và tỉnh Phú Yên .

Xã có 5 thôn: Mỹ Đồng, Hiền Lương, Quảng Phước, Tân Đức Đông, Tân Đức Tây.

2.1.2. Đặc điểm địa hình địa mạo:

   Xã Vạn Lương có địa hình phong phú đa dạng, thấp dần từ Tây sang Đông  được chia thành 3 dạng địa hình chính như  sau:

- Địa hình đồi núi: nằm ở phía Tây và Tây Bắc của xã là các dãy núi cao chiếm 77%  diện tích toàn xã.

- Địa hình đồng bằng: được giới hạn bởi các dãy núi ở phía Tây và Tây Bắc và trục đường QL1A có diện tích tự nhiên khoảng 20% diện tích tự nhiên của xã. 

- Vùng ven biển nằm ở phía đông đường QL1A  chiếm 3% diện tích tự nhiên toàn xã.

2.1.3. Đặc điểm khí hậu:

Xã Vạn Lương thuộc vùng đồng bằng ven biển của huyện Vạn Ninh, khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều,  vùng đồng bằng ven biển giáp với Tu Bông chịu ảnh hưởng của khí hậu Đông Bắc

Nhiệt độ:

-         Nhiệt độ không khí trung bình: 250C-280C.

-         Nhiệt độ cao nhất: 40ºC.

-         Nhiệt độ thấp nhất: 15ºC.

-         Hàng năm, nhiệt độ cao nhất vào tháng 4 và thấp nhất vào tháng 1.

Điều kiện khí hậu nhiệt độ thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng và đánh bắt thủy sản.

a)     Gió:

Hướng gió chủ yếu là gió Nam, gió Đông Nam.

Vận tốc gió trung bình: 3m/s. thường chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc- gió Tu Bông

Bảo thường đổ bộ vào đất liền từ tháng 9- tháng 12, tập trung vào tháng 10- tháng 11 .

b)     Độ ẩm không khí:

Trung bình hàng năm cao 70-80%, độ ẩm trung bình tháng không cách biệt nhiều.

Mùa mưa, độ ẩm tương đối trung bình từ 95-98%, mùa khô từ 81-87%.

Độ ẩm cao nhất và thấp nhất trong ngày chênh lệch lớn. Độ ẩm tuyệt đối từ 20-35% tuỳ theo năm.

d) Mưa:

Lượng mưa trung bình năm 1252mm.

Mùa mưa: 4 tháng ( tháng 9-12) chiếm 75-80% lượng mưa cả năm.

Mùa khô: 8 tháng ( tháng 1-8) chiếm 25-30% lượng mưa cả năm

Tháng có lượng mưa ít nhất là tháng 1, 2. Tháng có lượng mưa cao nhất là tháng 10, 11.

e) Nắng:

Số giờ nắng trung bình năm: 2560 giờ/năm.

Do xã ở vùng núi  cao nên có đặc trưng của khí hậu nhiệt đới vùng núi cao, mát mẽ, ôn hòa quanh năm, không có hiện tượng thời tiết đặc biệt như gió nóng, sương muối.

Điều kiện khí hậu thời tiết trên rất thuận lợi cho sản xuất nông, lâm nghiệp và đời sống người dân.

2.1.4. Đặc điểm thủy văn:

   Do đặc điểm địa hình thấp dần ra biển, nên đã hình thành một số tuyến kênh rạch,  phân bố khắp địa bàn xã đổ ra biển. Trong đó có sông Hiền Lương bắt nguồn từ dãy núi phía Tây Bắc giáp với tỉnh Phú Yên chảy ra biển, sông có nước quanh năm. Ngoài ra còn có các suối nhỏ là nguồn cung cấp nước cho nông nghiệp và cấp nước sinh hoạt cho nhân dân. Ngoài ra là xã ven biển nên chịu sư tác động của thủy triều và ngập mặn. Vùng ven biển chiu ảnh hưởng của thủy triều biên độ giao động 1,2-1,5m không gây ảnh hưởng đến việc nuôi trồng thủy sản.

2.1.5. Đặc điểm tài nguyên thiên nhiên:

Tài nguyên đất:

Tổng diện tích tự nhiên toàn xã là 6.139,6ha, gồm các loại đất sau:

         - Đất nông nghiệp: 4174,61 ha

         - Đất phi nông nghiệp 277 ha.

         - Đất chưa sử dụng: 1735,35ha.

         - Đất có mặt nước ven biển: 11,08 ha

         Tài nguyên đất:

Nền đất chủ yếu là đất phù sa chiếm khoảng 9,8% diện tích toàn xã, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp trồng lúa, đất màu chiếm khoảng 3,3%  thuận lợi trồng cây hoa màu ngắn ngày và cây ăn quả, đất cát chiếm khoảng 1% phân bổ dọc theo bờ biển thuộc thôn Tân Đức Đông, thuận lợi cho việc trồng dừa và  nuôi trồng thủy sản, nhóm đất đỏ chiếm khoảng 81,11% tổng diện tích tự nhiên trên toàn xã phân bổ ven chân núi phía Tây và Tây Bắc thuận lợi trồng cây ăn quả.

Tài nguyên nước:

Nguồn nước mặt: nguồn nước mặt trên địa bàn xã được cung cấp từ các suối nhỏ từ các dãy núi phía Tây Bắc đi qua các cánh đồng rồi đổ theo sông Hiền Lương ra biển, nguồn nước mặt phong phú và thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, ngoài ra còn có mặt nước biển theo chiều dài bờ biển khoảng 3km, thuận lợi nuôi trồng các loại thủy sản.

Nước ngầm: do ở địa hình ven biển nên mực nước ngầm thấp 4 – 6 m.   nguồn nước này được khai thác ( đào và khoan giếng) ở các khu vực phía Tây và Tây Bắc QL1A  dùng cho nhu cầu sinh hoạt của nhân dân, chất lượng nước khá tốt, không bị nhiễm sắt, chì…ngoài ra xã đang bắt đầu  triển khai xây dựng hệ thống cấp nước sạch để phục vụ nhân dân trong xã.

Tài nguyên rừng:

Diện tích đất rừng và đồi núi chiếm 2.293,85 ha khoảng 66,14% diện tích tự nhiên của xã, vì vậy xã có tài nguyên rừng vô cùng phong phú, thảm thực vật phong phú và đa dạng, vừa có rừng phòng hộ  rừng trồng sản xuất.

2.2. Hiện trạng kinh tế xã hội của xã:

2.2.1. Các chỉ tiêu chính:

Cơ cấu kinh tế theo ngành nghề:

         - Nông, lâm, ngư nghiệp chiếm : 60%

         - Xây dựng chiếm: 3%

         - Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp 10%

         - Thương mại dịch vụ 25%

         - Ngành nghề khác chiếm: 2%

         - Tỷ lệ hộ nghèo: chiếm 9,6%.

         - Tỷ lệ hộ khá và trung bình: chiếm 96,5%.

         - Tỷ lệ hộ giàu: chiếm 0%.

2.2.2. Thực trạng phát triển kinh tế:

Kinh tế chủ yếu phát triển dựa vào sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản, mức sống của người dân lao động còn thấp, thiếu vốn để đầu tư trang bị phương tiện phục vụ sản xuất.

Thế mạnh và tiềm năng phát triển kinh tế.

Thuận lợi:phía Bắc và tây Bắc là vùng rừng núi có diện tích lớn, có điều kiện để phát triển trồng rừng và rừng sản xuất, kế đến là vùng đồng bằng giàu phù sa, có nhiều lạch nước nhỏ chảy qua, thuận lợi để phát triển nông nghiệp trồng trọt và chăn nuôi, phía Đông là vùng ven biển, thuận lợi để nuôi trồng, khai thác thủy sản và các dịch vụ du lịch.

Hạn chế:

Cơ cấu kinh tế còn chậm phát triển, do sản xuất nông nhiệp với quy mô nhỏ, ngành khai thác thủy sản chưa phát triển mạnh, chủ yếu dùng phương tiện đánh bắt gần bờ, nuôi trồng thủy sản vẫn chưa đạt hiệu quả cao do chưa áp dụng khoa học kỹ thuật nuôi trồng và môi trường đang dần ô nhiểm, cơ sở sản xuất và dịch vụ chưa phát triển mạnh.

2.2.3. Thực trạng phát triển xã hội:

Dân số năm 2010 là 11.294 người, 2.824 hộ trong 5 thôn. Mật độ dân số bình quân toàn xã là 54 người/ha. Tốc độ tăng dân số tự nhiên trên 1,5%.

Lao động: có khoảng 6.381 người chiếm 55,7% dân số, trong đó lao động nông lâm nghư nghiệp chiếm 60.% trong tổng số lao động, còn lại là lao động thương mại dịch vụ và công nghiệp xây dựng chiếm 40%, trong đó lao động qua đào tạo chiếm 5.2%.

2.3. Hiện trạng sử dụng đất:

Theo số liệu kiểm kê, thống kê tính đến thời điểm 31/12/1019, tổng diện tích tự nhiên của xã Vạn Lương là: 6.110,56 ha. (Theo bảng 1) Trong đó:

- Đất nông nghiệp: Nông nghiệp: 4.957,18 ha, chiếm 81,12% diện tích.

- Đất phi nông nghiệp là 302,68 ha, chiếm 4,95% diện tích.

- Đất chưa sử dụng trên địa bàn còn khoảng 850,7 ha, chiếm 13,92% diện tích.

  Hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn xã.

TT

Loại đất

Mã đất

Diện tích

Tổng diện tích đất của đơn vị hành chính (1+2+3)

6.110,56

1

Đất nông nghiệp

NNP

4.957,18

1.1

Đất sản xuất nông nghiệp

SXN

1.226,18

1.1.1

Đất trồng cây hàng năm

CHN

1.027,90

1.1.1.1

Đất trồng lúa

LUA

787,21

1.1.1.2

Đất trồng cây hàng năm khác

HNK

240,68

1.1.2

Đất trồng cây lâu năm

CLN

198,29

1.2

Đất lâm nghiệp

LNP

3.711,08

1.2.1

Đất rừng sản xuất

RSX

344,09

1.2.2

Đất rừng phòng hộ

RPH

3.366,99

1.3

Đất nuôi trồng thuỷ sản

NTS

19,58

1.4

Đất nông nghiệp khác

NKH

0,33

2

Đất phi nông nghiệp

PNN

302,68

2.1

Đất ở

OCT

67,32

2.1.1

Đất ở tại nông thôn

ONT

67,32

2.2

Đất chuyên dùng

CDG

162,19

2.2.1

Đất xây dựng trụ sở cơ quan

TSC

0,07

2.2.2

Đất xây dựng công trình sự nghiệp

DSN

13,73

2.2.3

Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp

CSK

18,11

2.2.4

Đất có mục đích công cộng

CCC

130,29

2.2.5

Đất cơ sở  tôn giáo

TON

10,32

2.2.6

Đất cơ sở  tín ngưỡng

TIN

0,87

2.2.7

Đất nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, NHT

NTD

28,25

2.2.8

Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối

SON

28,72

2.2.9

Đất có mặt nước chuyên dùng

MNC

4,99

3

Đất chưa sử dụng

CSD

850,70

3.1

Đất bằng chưa sử dụng

BCS

12,98

3.2

Đất đồi núi chưa sử dụng

DCS

837,72

2.4. Hiện trạng không gian kiến trúc và hạ tầng cơ sở:

2.4.1. Hiện trạng thôn xóm và nhà ở:  

Nhà ở:

  Các khu dân cư trên địa bàn xã được hình thành dựa vào địa hình tự nhiên, trên cơ sở gắn liền với tập quán sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp từ lâu đời, các khu dân cư hình thành tập trung thành các thôn, cụm dân cư ven các tuyến đường chính, là đường QL1A và đường liên xã, và các trục đường khác trong thôn xóm. chủ yếu là nhà kiên cố và bán kiên cố, còn lại nhà tạm chiếm 7,3%                 bình quân diện tích đất ở mổi hộ từ 500 – 1000 m2 riêng thôn Tân Đức Đông,  hiện nay tập trung dân cư đông, việc xây dựng nhà ở ngày càng tăng nhanh và mang tính tự phát, trong khi chưa có quy hoạch để địa phương quản lý xây dụng, nên khó đảm bảo  vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ.

Kiến trúc cảnh quan: công trình nhà ở tập trung chủ yếu dọc theo đường  QL1A và trục đường liên xã, đa phần là nhà kiên cố và bán kiên cố, đã hình thành dần tuyến phố trung tâm, các trục đường khác trong thôn Tân Đức Tây, Quảng Phước và thôn Hiền Lương hiện nay mật độ xây dựng đang tăng dần, nhưng chủ yếu là xây dựng tự phát, nên bộ mặt kiến trúc cảnh quan chưa đạt hiệu quả thẩm mỹ cao, các điểm dân cư khác thuộc thôn Mỹ Đồng, mật độ xây dựng kiến trúc thấp, công trình nhà ở đa phần là công trình thấp tầng theo dạng nhà vườn kết hợp sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi, nhà  bán kiên cố là chủ yếu, nhưng vẫn giữ được nét đặt trưng của kiến trúc làng quê sinh thái.

Cảnh quan tự nhiên:

  Địa hình phía Đông thuộc thôn Tân Đức Đông tiếp giáp với biển trải dài gần 3km, có giá trị cảnh quan tự nhiên da dạng và phong phú, nhưng chưa được đầu tư khai thác các dịch vụ du lịch sinh thái nghỉ dưỡng.



Đang online: 2

Số lượt truy cập: 789674