Tai nạn thương tích ở trẻ em là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong và di chứng tàn tật suốt đời cho trẻ. Mặc dù nhiều biện pháp phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em đã và đang được thực hiện, nhưng tình hình trẻ nhập viện vì tai nạn thương tích vẫn chưa giảm. Phần lớn các trường hợp tai nạn thương tích trẻ em xảy ra là do sự bất cẩn của người lớn. Bởi vậy, hạn chế tối đa tai nạn thương tích cho trẻ trước hết cần sự quan tâm, chăm sóc của các bậc Cha mẹ.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tai nạn thương tích ở trẻ nhưng sâu xa là do sự bất cẩn của người lớn. Dù ở môi trường nào cũng vậy, trẻ vẫn có thể gặp những nguy cơ xãy ra tai nạn như: bỏng nước sôi, nuốt phải dị vật, bị điện giật do cho tay vào ổ điện, ngã cầu thang…
Như chúng ta đã biết tai nạn thương tích thường bất ngờ xảy ra, không có nguyên nhân rõ ràng, khó lường trước được và gây ra những thương tổn trên cơ thể người và có thể xảy ra mọi lúc, mọi nơi nhất là ở lứa tuổi học sinh và các cháu mầm non. Vì ở lứa tuổi này các em thường hiếu động, thích tò mò, nghịch ngợm và chưa có kiến thức,kỹ năng, phòng tránh nên rất dễ bị tai nạn thương tích. Vì vậy để hạn chế nguy cơ mắc và tử vong do tai nạn thương tích chúng ta cùng tìm hiểu về tai nạn thương tích và các biện pháp phòng tránh như.
Tai nạn thương tích do giao thông: Là những trường hợp xảy ra do sự va chạm, nằm ngoài ý muốn chủ quan của con người, do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan người tham gia giao thông gây nên….
Bỏng: Là tổn thương một hoặc nhiều lớp tế bào da khi tiếp xúc với chất lỏng nóng, lửa, các tai nạn thương tích da do điện, nước nóng…
Đuối nước: Là do các bậc cha mẹ để con ra sông, suối, hồ ao dễ xãy ra đuối nước
Điện giật: Là những trường hợp tai nạn tương tích do tiếp xúc với điện gây nên hậu quả bị thương hay tử vong.
Ngã: Là tai nạn tương tích do ngã, rơi từ trên cao xuống
Động vật cắn: Chấn thương do động vật chó, mèo…
Ngộ độc: Là những trường hợp do hít vào, ăn vào, tiêm vào cơ thể các loại độc tố dẫn đến tử vong hoặc ngộ độc cần có chăm sóc của y tế
Bạo lực gia đình: Là hành động dùng vũ lực hăm dọa, hoặc đánh con còn thơ dại hoặc nhóm người, cộng đồng khác gây tai nạn thương tích có thể tử vong, tổn thương đến các cháu
PHÒNG TRÁNH TAI NẠN THƯƠNG TÍCH:
Để phòng tránh tối thiểu các tai nạn thương tích xảy ra các bậc cha mẹ cần phải lưu ý, cũng như các nhà trường.
Sân trường cần bằng phẳng và không bị trơn trượt
Cửa sổ, hành lang, cầu thang phải có tay vịn, lan can.
Không để các em leo trèo
Phòng ngừa đánh nhau, bạo lực trong trường học
Không cho các em mang đến trường các vật sắc nhọn nguy hiểm như dao, kiếm, súng cao su và các hung khí.
Nhà trường phải thường xuyên quản lý, giám các em ở mọi lúc, mọi nơi, giáo dục các em phải đoàn kết với các bạn trong nhà trường
Phòng ngừa tai nạn giao thông
Phòng ngừa đuối nước
Phòng ngừa hệ thống điện trong nhà trường, cũng như gia đình
Phòng ngừa ngộ độc thức ăn
Cho nên Nhà trường và các bậc cha, mẹ cần trang bị cho các em có những kiến thức, kỹ năng cơ bản nhất để tự bảo bản thân các em.
Vì tương lai tốt đẹp của con em chúng ta, nhà trường, các bậc cha, mẹ, anh chị của các em hãy nâng cao ý thức chăm sóc, giáo dục và bảo vệ các em, tạo môi trường an toàn và lành mạnh để các em phát triển toàn diện, góp phần xây dựng một tương lai tươi sáng cho đất nước và địa phương./.
Hà Khánh