[Đăng ngày 20/07/2022]


[Đăng ngày 10/01/2021]
[Đăng ngày 09/05/2020]

Chính phủ ban hành Nghị định số 45/2020/NĐ-CP về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử.

 

 

Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

Theo đó, Nghị định quy định việc thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử có giá trị pháp lý như các hình thức khác theo quy định của pháp luật.

Việc tổ chức tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường điện tử được thực hiện hợp pháp, hợp lý, khoa học; bảo đảm sự bình đẳng, khách quan, công khai, minh bạch, an toàn thông tin và có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan có thẩm quyền trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính. Việc thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử phải lấy tổ chức, cá nhân có yêu cầu thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử làm trung tâm, bảo đảm ngôn ngữ, phương thức thực hiện đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện, góp phần thực hiện có hiệu quả mục tiêu cải cách thủ tục hành chính.

 

Không yêu cầu tổ chức, cá nhân khai, nộp lại những dữ liệu mà cơ quan thực hiện thủ tục hành chính đang quản lý hoặc đã được cơ quan nhà nước khác sẵn sàng chia sẻ. Tối đa hóa các bước thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử để tiết kiệm thời gian, chi phí, công sức của tổ chức, cá nhân và cơ quan có thẩm quyền.

Việc thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử không làm tăng phí, lệ phí ngoài quy định của pháp luật.

Phải tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế có liên quan đến thực hiện giao dịch điện tử mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập.

Đồng thời, Nghị định nêu rõ những hành vi không được làm của cán bộ, công chức, viên chức tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường điện tử gồm: 1- Cản trở việc lựa chọn phương thức thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử của tổ chức, cá nhân. 2- Yêu cầu tổ chức, cá nhân nộp giấy tờ, tài liệu bằng văn bản giấy để xác minh, kiểm tra đối với các thành phần hồ sơ đã được ký số và ghi nhận tính pháp lý trong quá trình tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính. 3- Can thiệp trái phép vào quá trình thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử, bao gồm: truyền, thu thập, xử lý, gửi hoặc thông báo kết quả xử lý hồ sơ, giao dịch thanh toán; can thiệp trái phép, làm sai lệch dữ liệu hồ sơ, giao dịch thanh toán, kết quả xử lý thủ tục hành chính; tiết lộ thông tin, sao chép dữ liệu trái thẩm quyền. 4- Gian lận, mạo nhận, chiếm đoạt, sử dụng trái phép danh tính điện tử của tổ chức, cá nhân, cơ quan có thẩm quyền. 5- Các hành vi bị cấm khác của pháp luật có liên quan đến hoạt động của cán bộ, công chức, viên chức trên môi trường điện tử.

Bên cạnh đó,Nghị định cũng nêu rõ, Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc Cổng dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh tiếp nhận yêu cầu, kiểm tra tự động về mặt kỹ thuật. Nếu hồ sơ đã đủ các thành phần và bảo đảm về mặt kỹ thuật thì phản hồi tự động xác nhận tổ chức, cá nhân đã gửi thành công và thông báo về thời điểm tiếp nhận chính thức hồ sơ.

Cán bộ, công chức, viên chức đăng nhập Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh và kiểm tra hồ sơ điện tử tổ chức, cá nhân gửi đến. Nội dung kiểm tra hồ sơ bao gồm: 1- Kiểm tra tính chính xác của thông tin tại mẫu đơn, tờ khai thông qua việc khai thác thông tin, dữ liệu tại các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu đã sẵn sàng kết nối, chia sẻ thông tin cho Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh, Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh; 2- Kiểm tra thông tin chữ ký số để đảm bảo tính xác thực, tính hợp lệ, chính xác, nguyên vẹn đối với các thành phần hồ sơ được đăng tải, dẫn nguồn, các thành phần hồ sơ theo yêu cầu chứng thực điện tử; việc kiểm tra chữ ký số được thực hiện theo quy định của Luật Giao dịch điện tử. (*)

Sau khi kiểm tra, nếu bảo đảm các điều kiện để tiếp nhận, cán bộ, công chức, viên chức tiếp nhận, cấp mã hồ sơ thủ tục hành chính và xử lý hồ sơ theo quy trình quy định tại Chương III Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ và các quy định của pháp luật có liên quan. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, đúng quy định, cán bộ, công chức, viên chức thông báo cho tổ chức, cá nhân biết thông qua tài khoản của tổ chức, cá nhân trên Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh, các kênh thông tin tổ chức, cá nhân đăng ký và hướng dẫn đầy đủ, cụ thể một lần để công dân, tổ chức bổ sung đầy đủ hồ sơ theo yêu cầu.
Cán bộ, công chức, viên chức thông báo về việc tiếp nhận chính thức hoặc yêu cầu chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ cho tổ chức, cá nhân không muộn hơn 8 giờ làm việc kể từ khi hệ thống tiếp nhận. Những thông tin, thành phần hồ sơ (*) nêu trên sau khi được cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và ghi nhận tính chính xác, nếu được tổ chức, cá nhân đồng ý sẽ được lưu giữ tại Kho quản lý dữ liệu điện tử của tổ chức, cá nhân.

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22/5/2020.

[Đăng ngày 03/04/2020]

Thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phòng chống dịch COVID-19, Văn phòng Chính phủ đề nghị các Bộ, cơ quan và các địa phương tập trung ứng dụng CNTT trong giải quyết công việc, giải quyết thủ tục hành chính.

 

Hạn chế đi lại, tiếp xúc trực tiếp

Thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ (VPCP) Mai Tiến Dũng vừa có văn bản đề nghị các Bộ, cơ quan ngang Bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các thành viên Hội đồng Tư vấn cải cách TTHC của Thủ tướng Chính phủ tập trung ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) để phát huy tối đa lợi thế từ các hệ thống thông tin Chính phủ điện tử do VPCP và các Bộ, cơ quan, địa phuơng triển khai thời gian qua.

Đề nghị của VPCP nhằm mục đích hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm, bảo đảm hoạt động của các cơ quan hành chính Nhà nước và đáp ứng yêu cầu cấp thiết liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống người dân.

Theo đó, VPCP đề nghị các Bộ, cơ quan, các địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn, khuyến khích người dân, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 trên Cổng Dịch vụ công quốc gia, Cổng Dịch vụ công cấp Bộ, cấp tỉnh để hạn chế việc đi lại, tiếp xúc trực tiếp.

Đẩy mạnh hệ thống thanh toán trực tuyến

Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP đề nghị các Bộ, ngành, địa phương ưu tiên nguồn lực, hoàn hành việc tích hợp, cung cấp 30% các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 theo kế hoạch năm 2020 của Bộ, ngành, địa phương trên Cổng Dịch vụ công quốc gia để phục vụ người dân, doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, thực hiện kết nối, tích hợp dùng chung hệ thống thanh toán trực tuyến của Cổng Dịch vụ công quốc gia để đẩy mạnh thanh toán trực tuyến phí, lệ phí, thuế, nộp phạt xử lý vi phạm hành chính, đóng bảo hiểm tự nguyện, bảo hiểm y tế và các nghĩa vụ tài chính khác trong giải quyết thủ tục hành chính, thực hiện dịch vụ công trên Cổng Dịch vụ công quốc gia, Cổng Dịch vụ công cấp Bộ, cấp tỉnh.

Tại Bộ phận một cửa các cấp, căn cứ vào tình hình thực tiễn của Bộ, ngành, địa phương cần bố trí nhân sự hợp lý và các điều kiện cần thiết cho việc phòng, chống lây nhiễm dịch COVID-19 để phục vụ hiệu quả, thuận lợi đối với các trường hợp tổ chức, cá nhân có yêu cầu giải quyết thủ tục hành chính trực tiếp.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng cũng đề nghị các Bộ, ngành, địa phương thực hiện triệt để việc gửi, nhận văn bản điện tử và xử lý hồ sơ công việc trên môi trường mạng; bảo đảm hoàn thành việc gửi, nhận văn bản điện tử 4 cấp chính quyền trước ngày 30/6/2020 và chỉ tiêu xử lý hồ sơ công việc (trừ hồ sơ mật) trên môi trường mạng (80% đối với cấp bộ; 60% đối với cấp tỉnh và 30% đối với cấp huyện).

Ngoài ra, cần tổ chức họp, làm việc trực tuyến đối với các cuộc họp của Bộ, cơ quan, UBND cấp tỉnh theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định chế độ họp trong hoạt động quản lý, điều hành của cơ quan thuộc hệ thống hành chính nhà nước.

Các bộ, ngành cần tiếp tục phối hợp với VPCP để triển khai mở rộng phạm vi triển khai Hệ thống thông tin phục vụ họp và xử lý công việc của Chính phủ (e-Cabinet) tới điểm cầu của các Bộ, ngành.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP cũng đề nghị thành viên Hội đồng tư vấn cải cách TTHC của Thủ tướng Chính phủ tuyên truyền tới các thành viên của tổ chức minh về Cổng Dịch vụ công quốc gia và khuyến khích các doanh nghiệp đăng ký, sử dụng các dịch vụ công trên Cổng Dịch vụ công quốc gia.

226 dịch vụ công cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia

Trong thời gian qua, dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự chung tay vào cuộc của các Bộ, ngành, địa phương và người dân, cộng đồng doanh nghiệp, việc triển khai cung cấp dịch vụ công trên Cổng Dịch vụ công quốc gia và gửi, nhận văn bản điện tử giữa các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước đã đạt được những kết quả bước đầu tích cực.

Đến nay, sau gần 4 tháng đi vào hoạt động (từ ngày 9/12/2019) đã có 226 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 đưoc cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia; trên 103 nghìn tài khoản đăng ký; 4,3 triệu hồ sơ đồng bộ trạng thái và 27,5 triệu lượt truy cập tìm hiểu thông tin, dịch vụ trên Cổng Dịch vụ công quốc gia.

 Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP nhấn mạnh kết quả ban đầu này cho thấy sự đón nhận của người dân, doanh nghiệp với các dịch vụ công được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia.

Đối với việc gửi, nhận văn bản điện tử trên Trục liên thông văn bản quốc gia, sau một năm hoạt động, đã có 1,6 triệu văn bản điện tử được gửi, nhận giữa VPCP với các Bộ, ngành, địa phương giúp thay đổi phương thức làm việc, giảm thiểu văn bản giấy, tiết kiệm chi phí và thúc đẩy việc xử lý hồ sơ công việc trên môitrường mạng.

 

 

[Đăng ngày 15/04/2013]

Đễ dễ dàng trong việc soạn thảo văn bản theo font chữ chuẩn Times New Roman trong các cơ quan hành chính  khi đã có các đoạn văn bản hoặc toàn bộ văn bản có font chữ khác các bạn hãy làm theo các bước sau.


1


Đang online: 8

Số lượt truy cập: 817356