Giới thiệu về tiềm năng    Thành tựu kinh tế - xã hội    Giới thiệu chung    ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG    Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, nêu cao trách nhiệm gương mẫu của cán bộ, đảng viên nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp   

Nhằm đảm bảo việc chấp hành các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống trước, trong “Tháng hành động vì An toàn vệ sinh thực phẩm” năm 2024.


Theo đó ngày 11/04/2024 đến ngày 10/5/2024 đoàn kiểm tra liên ngành do đồng chí Trần Thị Như Thoa - PCT.UBND xã làm trưởng đoàn đã tiến hành kiểm tra  công tác an toàn thực phẩm tại các cơ sở kinh doanh  trên địa bàn xã Vạn Lương.  


Ảnh: Đoàn kiểm tra các cơ sở trên địa bàn xã.




[Đăng ngày: 07/04/2021]



UBND tỉnh vừa ban hành các Quyết định về việc công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới năm 2020 đối với 7 xã và đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao đối với 2 xã.
Theo đó, tại Quyết định số 632 ngày 15-3, UBND tỉnh đã công nhận xã Vạn Phước đạt chuẩn Nông thôn mới. Như vậy, đến nay huyện Vạn Ninh đã có 8/11 xã đạt chuẩn Nông thôn mới, gồm: Vạn Lương, Vạn Hưng, Vạn Thắng, Vạn Bình, Vạn Phú, Xuân Sơn, Vạn Thọ và Vạn Phước. Trong năm 2021, xã Vạn Khánh là địa phương của huyện được đăng ký đạt chuẩn Nông thôn mới và theo lộ trình thì xã Vạn Long dự kiến đăng ký đạt chuẩn Nông thôn mới vào năm 2022 và xã Vạn Thạnh dự kiến đăng ký đạt chuẩn Nông thôn mới vào năm 2024; đưa huyện Vạn Ninh đạt chuẩn huyện Nông thôn mới vào năm 2025 theo mục tiêu mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XIX nhiệm kỳ 2020 – 2025 đã đề ra.

[Đăng ngày: 10/08/2023]


Ngày 18/7/2023, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Khánh Hòa ban hành Công dân số 46/HD-BTGTU hướng dẫn công tác tuyên truyền Quy hoạch tỉnh Khánh Hòa thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy hướng dẫn các nội dung tuyên truyền, cụ thể như sau:

 1. Tuyên truyền ý nghĩa, mục đích, tầm quan trọng của việc lập Quy hoạch tỉnh Khánh Hòa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Quyết định số 318/QĐ-TTg, ngày 29/3/2023 của Thủ tướng Chính phủ, là cơ sở pháp lý, tiền đề quan trọng trong việc hiện thực hóa mục tiêu xây dựng và phát triển tỉnh Khánh Hòa theo Nghị quyết số 09-NQ/TW, ngày 28/01/2022 của Bộ Chính trị.

2. Tuyên truyền nội dung cốt lõi của Quyết định số 318/QĐ-TTg, ngày 29/3/2023 của Thủ tướng Chính phủ về Quy hoạch tỉnh Khánh Hòa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Kế hoạch số 3025/KH-UBND, ngày 31/3/2023 của UBND tỉnh Khánh Hòa, tập trung những nội dung cơ bản sau:

 - Tuyên truyền 6 quan điểm phát triển tỉnh Khánh Hòa

 + Quy hoạch tỉnh Khánh Hòa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 phải phù hợp với các chủ trương, đường lối phát triển của Đảng và Nhà nước; thống nhất, đồng bộ với mục tiêu, định hướng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh; phù hợp với quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch vùng.

+ Xây dựng và phát triển tỉnh Khánh Hòa trở thành thành phố trực thuộc Trung ương phù hợp với vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ chủ quyền quốc gia về biển, đảo của Tổ quốc, trung tâm kết nối vùng, cửa ngõ chính ra Biển Đông của vùng Tây Nguyên và khu vực Duyên hải Trung Bộ.

+ Xây dựng và phát triển tỉnh Khánh Hòa theo hướng đổi mới mô hình tăng trưởng gắn với cơ cấu lại nền kinh tế và trên cơ sở tăng cường ứng dụng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.

 + Sử dụng hiệu quả và bền vững tài nguyên thiên nhiên.

+ Tạo đột phá trong phát triển cơ sở hạ tầng và hoàn thiện thể chế nhằm huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực.

+ Xây dựng và phát triển tỉnh Khánh Hòa phải trên cơ sở kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với đảm bảo vững chắc quốc phòng và an ninh.

 - Tuyên truyền mục tiêu phát triển tỉnh Khánh Hoà đến năm 2030, Khánh Hòa trở thành thành phố trực thuộc Trung ương; trung tâm dịch vụ, du lịch biển quốc tế; một cực tăng trưởng, trung tâm của khu vực Duyên hải Trung Bộ, Tây Nguyên và cả nước về kinh tế biển, công nghiệp công nghệ cao, khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, đào tạo nguồn nhân lực và dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng cao. GRDP bình quân đầu người phấn đấu vào nhóm 15 tỉnh, thành phố cao nhất cả nước. Kết cấu hạ tầng được đầu tư đồng bộ, hiện đại. Hệ thống đô thị phát triển theo hướng hiện đại, thông minh, bền vững, giàu bản sắc với một số đô thị đạt đẳng cấp quốc tế. Nhân dân được hưởng thụ mức sống cao, hiền hòa và hạnh phúc. Hệ sinh thái và cảnh quan thiên nhiên được bảo vệ; có năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu. Quốc phòng, an ninh và chủ quyền biển, đảo được bảo đảm vững chắc.

- Tuyên truyền 4 đột phá phát triển tỉnh Khánh Hòa:

+ Tạo đột phá trong cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thực hiện tốt cơ chế chính sách đặc thù do Quốc hội ban hành nhằm huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực trong và ngoài tỉnh cho phát triển kinh tế - xã hội, nhất là để phát triển đột phá 03 vùng trọng điểm - động lực phát triển của tỉnh - là khu vực vịnh Vân Phong, thành phố Nha Trang và khu vực vịnh Cam Ranh.

+ Tạo đột phá trong phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt cho những ngành quan trọng như du lịch, công nghiệp chế biến, chế tạo, dịch vụ logistics, cảng biển, thủy sản và hậu cần nghề cá, công nghệ thông tin.

+ Tăng cường nghiên cứu và ứng dụng khoa học - công nghệ, nhất là các lĩnh vực phục vụ phát triển kinh tế biển như hải dương học, công nghệ đại dương, công nghệ sản xuất giống thủy sản, công nghệ nuôi trồng và chế biến thủy sản, vaccine và sinh phẩm y tế, ứng dụng công nghệ vào dịch vụ du lịch... Thúc đẩy mạnh mẽ đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp, nhất là khởi nghiệp sáng tạo.

 + Tăng cường đầu tư, huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực trong xã hội để tạo đột phá trong xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội theo hướng đồng bộ, hiện đại; trọng tâm là các dự án trọng điểm, có tính lan tỏa, nhất là hạ tầng giao thông, hạ tầng khu kinh tế, khu công nghiệp, hạ tầng đô thị, cảng biển, cảng hàng không và thích ứng có hiệu quả với biến đổi khí hậu. Chú trọng phát triển hạ tầng thông tin, viễn thông, xây dựng và phát triển các cơ sở dữ liệu của tỉnh đồng bộ với hạ tầng dữ liệu Quốc gia, tạo nền tảng chuyển đổi số, từng bước phát triển kinh tế số, xã hội số trên địa bàn tỉnh.

- Tuyên truyền phương án phát triển ba vùng động lực

+ Khu vực vịnh Vân Phong: Phát triển khu vực vịnh Vân Phong (Khu Kinh tế Vân Phong) trở thành một trung tâm kinh tế biển hiện đại, địa bàn động lực phát triển của tỉnh Khánh Hòa nói riêng và khu vực Nam Trung Bộ nói chung. Phát triển khu vực Bắc Vân Phong trở thành đô thị du lịch, nghỉ dưỡng đẳng cấp quốc tế; định hướng lâu dài phát triển khu phi thuế quan và cảng trung chuyển quốc tế khi có đủ điều kiện. Khu vực Nam Vân Phong trở thành trung tâm công nghiệp gắn với cảng biển, là khu vực tập trung phát triển các khu công nghiệp, công nghiệp năng lượng tái tạo, chế biến dầu khí, đóng tàu, dịch vụ logistics, dịch vụ vận tải biển và các ngành công nghiệp phụ trợ,... cùng với các dự án khu đô thị, dịch vụ du lịch ven biển.

 + Thành phố Nha Trang: Phát triển thành phố Nha Trang là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, khoa học, công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực; phát huy hiệu quả hơn nữa vai trò một cực tăng trường quan trọng, cửa ngõ hội nhập quốc tế của tỉnh Khánh Hòa.

+ Khu vực vịnh Cam Ranh: Phát triển khu vực vịnh Cam Ranh là vùng trọng điểm về kinh tế, xã hội gắn với quốc phòng, an ninh; trong đó phát triển thành phố Cam Ranh là đô thị du lịch - logistics, huyện Cam Lâm trở thành đô thị sân bay hiện đại, sinh thái, đẳng cấp quốc tế.

- Tuyên truyền phương án tổ chức bốn hành lang kinh tế

+ Hành lang kinh tế Bắc - Nam: Là một bộ phận của hành lang kinh tế Bắc - Nam của quốc gia. Đây là hành lang kinh tế chủ đạo của tỉnh Khánh Hòa, gắn với trục giao thông Bắc - Nam, kết nối 03 vùng động lực phát triển, kết nối chuỗi đô thị ven biển, các hạ tầng cửa ngõ như cảng biển, cảng hàng không...

+ Hành lang kinh tế  Đông - Tây (trên cơ sở trục giao thông Quốc lộ 26, Quốc lộ 26B và Cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột): Kết nối khu vực phát triển đô thị, các trung tâm dịch vụ, du lịch, sản xuất công nghiệp ven biển với khu vực nội địa của tỉnh; kết nối khu vực Nha Trang - Vân Phong với tỉnh Đắk Lắk. + Hành lang Nha Trang - Diên Khánh - Khánh Vĩnh (trên cơ sở Quốc lộ 27C và cao tốc Nha Trang (Khánh Hòa) - Liên Khương (Lâm Đồng): Tăng cường hiệu ứng lan tỏa phát triển từ thành phố Nha Trang; kết nối tổng hợp cả về đô thị, dịch vụ, du lịch, công nghiệp, nông nghiệp; kết nối khu vực Nha Trang, Diên Khánh, Khánh Vĩnh với tỉnh Lâm Đồng.

Hành lang Cam Ranh - Cam Lâm - Khánh Sơn (trên cơ sở đường ĐT.656): Kết nối, lan tỏa phát triển từ khu vực ven biển, đồng bằng với trọng tâm là thành phố Cam Ranh và đô thị mới Cam Lâm với khu vực miền núi Khánh Sơn; kết nối về du lịch biển - đảo với du lịch sinh thái núi, rừng, văn hóa; kết nối giữa nông nghiệp - công nghiệp chế biến.

 - Tuyên truyền các giải pháp, nguồn lực thực hiện quy hoạch: (1) Giải pháp huy động, sử dụng vốn đầu tư. (2) Giải pháp về cơ chế, chính sách liên kết phát triển. (3) Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực. (4) Giải pháp về môi trường, khoa học công nghệ. (5) Giải pháp về quản lý, kiểm soát phát triển đô thị và nông thôn. (6) Giải pháp tổ chức thực hiện và giám sát thực hiện quy hoạch. 4. Thường xuyên theo dõi theo dõi, nắm bắt, phản ánh tình hình tư tưởng, dư luận xã hội, những tâm tư, nguyện vọng chính đáng của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân đối với việc lập và triển khai Quy hoạch tỉnh; chủ động kiến nghị giải quyết sớm những vấn đề vướng mắc phát sinh, tránh xảy ra “điểm nóng”, góp phần đảm bảo an ninh trật tự an toàn xã hội. Đấu tranh, xử lý nghiêm với các thông tin sai sự thật, quan điểm sai trái, xuyên tạc làm ảnh hưởng đến quá trình triển khai thực hiện Quy hoạch tỉnh, nhằm đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội./.

[Đăng ngày: 20/04/2021]
[Đăng ngày: 22/04/2021]

Huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) chuẩn bị đầu tư tuyến kè sông Hiền Lương nhằm bảo đảm an toàn cho khu dân cư, chống xói lở và tạo mỹ quan đô thị.

Chỉ mới đầu tư một phần

Kè hạ lưu sông Hiền Lương nằm trên địa bàn thị trấn Vạn Giã và xã Vạn Lương. Tuyến kè phía thị trấn Vạn Giã đã được đầu tư một phần, còn tuyến kè bên bờ đối diện thuộc xã Vạn Lương chưa được đầu tư. Những năm qua, khu vực này bị ảnh hưởng lớn từ biến đổi khí hậu, dẫn đến bờ kè bị xói lở, hở hàm ếch, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người dân.

 Ông Trần Thanh Hải - Chủ tịch UBND xã Vạn Lương cho biết, tuy tuyến kè chưa bị sạt lở quá nghiêm trọng nhưng nhiều vị trí xung yếu đã hư hỏng ảnh hưởng đến nhà dân và các công trình hạ tầng kỹ thuật. Hiện nay, tại khu vực dự kiến xây dựng kè bờ sông có khoảng 130 hộ sinh sống thuộc khu dân cư Hiền Lương. Do chưa được làm kè nên khu vực này còn nhếch nhác, mất mỹ quan. Nhiều năm qua, người dân đã kiến nghị đầu tư xây dựng kè, nhằm bảo đảm an toàn khi vào mùa mưa bão.

Trong khi đó, phần kè bên thị trấn Vạn Giã đến nay đã xây dựng được một phần, nửa còn lại vẫn chưa được đầu tư ảnh hưởng đến bộ mặt đô thị. Theo quy hoạch chung thị trấn Vạn Giã, khu trung tâm xây dựng mới nằm giữa sông Bà Bường và sông Hiền Lương. Khu vực này hiện nay là đất ruộng trũng và nuôi trồng thủy sản. Quỹ đất khu vực này tương đối lớn, có giá trị sử dụng cao, có thể chuyển đổi công năng phục vụ cho nhu cầu nhà ở và dịch vụ. Cùng với đó, dọc trục đường ven phía bắc sông Hiền Lương dự kiến làm trung tâm thương mại dịch vụ, du lịch, văn phòng tổng hợp. Nếu khai thác có hiệu quả, dọc trục đường này sẽ tạo động lực phát triển và là điểm nhấn cho khu vực phía nam thị trấn. Những năm qua, hạ tầng cơ sở của địa phương được đầu tư tương đối đồng bộ, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, tuyến kè dọc sông Hiền Lương mới chỉ được đầu tư một đoạn, phía giáp Quốc lộ 1 chưa được đầu tư. Vì thế, việc đầu tư tuyến kè này đồng bộ với đoạn còn lại sẽ tạo mỹ quan đô thị, cảnh quan môi trường, đồng thời bảo vệ được hạ tầng giao thông tuyến đường phía trong kè.

Sẽ xây kè trong tháng 7

Theo Nghị quyết phê duyệt chủ trương đầu tư của HĐND huyện Vạn Ninh, tuyến kè hạ lưu sông Hiền Lương được bố trí dựa vào điều chỉnh quy hoạch chung của thị trấn Vạn Giã và các khu vực phụ cận huyện Vạn Ninh, giai đoạn đến năm 2025 và Quy hoạch chi tiết xây dựng (tỷ lệ 1/500) khu dân cư Tân Đức Đông. Tuyến kè phía bờ tả: Bắt đầu từ đầu cầu phía bắc cầu Hiền Lương đến vị trí cống tiêu hiện hữu trên đường Trần Hưng Đạo, cách Quốc lộ 1 là 175m, chiều dài tuyến kè khoảng 200m. Tuyến kè bờ hữu có tổng chiều dài khoảng 335m, gồm 2 đoạn: Đoạn 1 bắt đầu từ đầu cầu phía nam cầu Hiền Lương đến vị trí kè đá xây hiện hữu, chiều dài tuyến khoảng 185m; đoạn 2 bắt đầu từ vị trí cuối kè đá xây hiện hữu đến vị trí đầu cầu phía nam cầu Hiền Lương 2, chiều dài khoảng 150m. Kè có kết cấu mái được gia cố bằng tấm bê tông đúc sẵn, bên dưới lót đá dăm và vải lọc. Dọc kè bố trí tăng cường các khung giằng bê tông cốt thép bao các tấm bê tông. Chân kè đổ đá hộc chống xói, bậc cấp phục vụ dân cư lên xuống biển; cống tiêu thoát nước từ khu dân cư ra sông.

Đối với phần đường giao thông: Từ cuối đoạn đường quy hoạch có ký hiệu là E (khu dân cư Tân Đức Đông) nối vào đường dẫn phía nam cầu Hiền Lương 2 (đường số 7), chiều dài khoảng 150m. Đường có chỉ giới xây dựng 16m, mặt đường rộng 10m, còn lại là vỉa hè. Dự án có tổng mức đầu tư hơn 25 tỷ đồng, từ nguồn vốn ngân sách nhà nước. Ông Huỳnh Ngọc Liêm - Giám đốc Ban Quản lý dự án các công trình xây dựng huyện Vạn Ninh cho biết, dự án đang hoàn thiện hồ sơ thiết kế cơ sở, bản vẽ thi công, sau khi thẩm định sẽ tổ chức đấu thầu để lựa chọn đơn vị thi công, dự kiến tháng 7 sẽ khởi công xây dựng.

Nguồn: Báo điện tử Khánh Hòa

[Đăng ngày: 03/04/2021]

Sáng ngày 01/04/2021, UBND xã Vạn Lương tổ chức hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 và rút kinh nghiệm công tác tuyển chọn gọi công dân nhập ngũ năm 2021.


Thực hiện Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015,hàng năm, Ban CHQS xã tham mưu cho cấp ủy, chính quyền tổ chức quán triệt nghiêm túc các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Chính phủ về thực hiện Luật NVQS và các văn bản hướng dẫn đến toàn thể cán bộ, các ban ngành đoàn thể, các thôn trên địa bàn xã.Địa phương đã chủ động rà soát, nắm chắc thực lực, quản lý tốt số thanh niên trong độ tuổi sẵn sàng nhập ngũ, tổ chức xét duyệt chính sách chính trị ở thôn đảm bảo đúng qui định, thực hiện công khai, công bằng và dân chủ. Công tác chính sách hậu phương quân đội cũng được địa phương chú trọng triển khai, quan tâm những gia đình thuộc diện chính sách, gia đình có hoàn cảnh khó khăn, quan tâm đến giải quyết việc làm cho bộ đội xuất ngũ trở về địa phương. Nhờ đó, 5 năm qua, địa phương đều hoàn thành chỉ tiêu giao quân hàng năm với 110 công dân nhập ngũ. 
Cũng trong hội nghị, UBND xã tiến hành tổng kết công tác tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ năm 2021. Năm 2021, địa phương đã tiến hành rà soát thực lực công dân trong độ tuổi thực hiện NVQS, xét duyệt chính trị, chính sách cho 402 công dân; đủ điều kiện khám sức khỏe NVQS 97 công dân. Tổng số thanh niên trúng sức khỏe là 24 đạt tỉ lệ 35,7% đảm bảo đủ số lượng để tuyển chọn phát lệnh gọi nhập ngũ.

                                                                                                             Như Thoa
[Đăng ngày: 19/04/2021]



Từ nguồn vốn của Quỹ phòng chống thiên tai tỉnh UBND huyện Vạn Ninh đã quyết định đầu tư xây dựng 2 công trình vượt lũ, gồm: công trình vượt lũ Suối Luồng (xã Vạn Thắng) và công trình vượt lũ Gò Đế (xã Vạn Lương).
Tổng vốn đầu tư 2 công trình là gần 2 tỷ đồng trong đó công trình vượt lũ Suối Luồng có vốn đầu tư gần 900 triệu đồng và công trình vượt lũ Gò Đế có vốn đầu tư gần 1,1 tỷ đồng. Các hạng mục chính của 2 công trình trên gồm: xây dựng cầu vượt lũ với kết cấu bê-tông cốt thép, làm đường dẫn 2 bên cầu với kết cấu bê-tông xi-măng, sửa chữa tràn giao thông bị hư hỏng được gia cố bằng bê-tông xi-măng dày 25cm…
Việc đầu tư xây dựng các công trình vượt lũ rất cần thiết nhằm bảo đảm an toàn và tạo điều kiện thuận lợi cho người dân khi lưu thông và vận chuyển hàng hóa tại các khu vực xung yếu, nhất là vào mùa mưa lũ.


Đang online: 3

Số lượt truy cập: 775348